Với bất kỳ doanh nghiệp nào cũng sử dụng đến chiến lược sản phẩm. Chiến lược sản phẩm mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp. Làm sao để sử dụng chiến lược sản phẩm hiệu quả? Hãy cùng Winmap tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu thêm về chiến lược nhé!
Giải thích chiến lược sản phẩm là gì?
Chiến lược sản phẩm (Product strategy) là chiến lược cực kỳ quan trọng trong kinh doanh mà người làm marketing nào cũng phải chú trọng. Bởi vì đây là chiến lược ảnh hưởng đến sự tồn tại của doanh nghiệp. Chiến lược sản phẩm là một kế hoạch tổng hợp những kế hoạch cụ thể để triển khai trong hoạt động kinh doanh. Sản phẩm là giá trị cốt lõi để phát triển giá trị bền vững của doanh nghiệp còn chiến lược sản phẩm là nền tảng để xây dựng chiến lược giá, phân phối và xúc tiến hỗn hợp.
Ví dụ về chiến lược sản phẩm:
Đây là ví dụ chiến lược nhãn hiệu của Tân Hiệp Phát đã đặt tên riêng biệt cho các sản phẩm là: Trà xanh không độ, Trà thanh nhiệt Dr. Thanh, Năng lực Number 1, Nước ép trái cây Juicie….) Đây là chiến lược đưa ra danh mục sản phẩm từ đó chọn sản phẩm mũi nhọn để phát triển.
Chiến lược sản phẩm có tầm quan trọng như thế nào?
Đối với doanh nghiệp thực hiện chiến lược sản phẩm là vô cùng quan trọng. Các thương hiệu trên toàn cầu đang tạo ra doanh thu hàng tỷ thì việc bắt đầu phát triển sản phẩm mà không có chiến lược sản phẩm dẫn đến rủi ro vô cùng lớn.
Sản phẩm là “ vũ khí” cạnh tranh cốt lõi làm nền tảng phát triển giá trị bền vững. Chính vì vậy chiến lược sản phẩm có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chiến lược sản phẩm được ví như là đường cơ sở để bạn đo lường thành công trước. Vậy chiến lược sản phẩm tầm quan trọng như thế nào?
“ Lưỡi kiếm” sắc bén đối với doanh nghiệp
- Chiến lược sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp có định hướng sản xuất, quy mô và tốc độ phát triển của hoạt động sản xuất, kinh doanh của sản phẩm
- Chiến lược sản phẩm sẽ cung cấp định hướng, mục tiêu giúp cho doanh nghiệp. Giúp xây dựng các bước cần thực hiện trong kỳ sản xuất của sản phẩm để mang lại thành công cho sản phẩm
- Giúp cho doanh nghiệp xác định được thị trường mục tiêu từ đó bao phủ và xâm chiếm thị trường
- Tạo ra lợi thế cạnh tranh khi xuất hiện đối thủ cạnh tranh
- Giúp doanh nghiệp xây dựng được chiến lược danh mục sản phẩm trong thời gian ngắn.
Chiến lược sản phẩm đối với khách hàng
- Khách hàng quyết định mua sản phẩm để phục vụ thỏa mãn nhu cầu của bản thân. Vì vậy doanh nghiệp tạo ra sản phẩm tốt giúp khách hàng giải quyết được vấn đề mà họ đang gặp phải. Khách hàng họ sẽ không sử dụng sản phẩm chất lượng kém nhiều lần cho dù giá của sản phẩm có rẻ đến đâu
- Xây dựng chiến lược sản phẩm mục đích cuối cùng hướng đến làm đem lại sự hài lòng cho khách hàng. Chính vì thế bước đầu xây dựng kế hoạch phải xây dựng sản phẩm có ý nghĩa nhất định, đạt được những yêu cầu tối thiểu của khách hàng. Từ đó khi tung sản phẩm ra thị trường sẽ đem lại sự thu hút từ phía khách hàng và có tính cạnh tranh cao.
Chiến lược sản phẩm đối với đối thủ cạnh tranh
- Việc sao chép các chiến lược cạnh tranh về giá và các khuyến mãi là điều dễ dàng với đối thủ cạnh tranh. Khi doanh nghiệp mình mở chương trình khuyến mãi thì đối thủ cạnh tranh sẽ sao chép trong “ một nốt nhạc”
- Vậy làm sao để khác biệt? Điều cốt lõi chính là sản phẩm. Khi đối thủ muốn sao chép sản phẩm thì sẽ mất quá trình rất lâu để sao chép. Vì vậy việc tạo ra một chiến lược sản phẩm hoàn hảo sẽ giúp doanh nghiệp của bạn khác biệt và tạo ra lợi thế cạnh tranh
- Chiến lược sản phẩm có vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Một chiến lược sản phẩm tốt sẽ giúp doanh nghiệp có bước tiến đỉnh cao trên thị trường.
Yếu tố xây dựng chiến lược sản phẩm từ gốc – tăng sức mạnh cạnh tranh cho doanh nghiệp
Nhãn hiệu, thiết kế bao bì tạo nên sự khác biệt của sản phẩm
Nhãn hiệu và bao bì là những thứ mà khách hàng nhìn thấy đầu tiên. Tuy chỉ là “ vỏ bọc” bề ngoài nhưng nó vô cùng quan trọng. Sở dĩ nhãn hiệu và bao bì sẽ giúp thu hút khách hàng, làm gia tăng khả năng mua hàng.
Các doanh nghiệp Việt Nam hiệu này việc thiết kế nhãn hiệu và bao bì còn yếu. Khi so sánh giữa bao bì sản phẩm trong nước và nước ngoài sẽ thấy rõ sự khác biệt. Các sản phẩm nước ngoài được thiết kế đơn giản trong khi các sản phẩm trong nước thì thiết kế màu mè, rối mắt, phức tạp… Điều này không để lại ấn tượng cho khách hàng để họ có quyết định mua hàng.
Doanh nghiệp cần đầu tư đúng mức vào mảng thiết kế bao bì để mô tả được đầy đủ các thông tin về giá, đặc tính, chức năng. Xây dựng thiết kế bao còn là công cụ bán hàng, gây dựng uy tín của thương hiệu.
Dịch vụ hỗ trợ khách hàng gia tăng giá trị sản phẩm
Những năm gần lại đây với sự khốc liệt của thị trường các doanh nghiệp chú trọng hơn việc hỗ trợ khách hàng kể cả trong thời điểm mua hàng và ngoài thời điểm mua hàng.
Đối với những sản phẩm đã bị bão hoà, quá nhiều thương hiệu uy tín, chất lượng sản phẩm tốt thì cạnh tranh về dịch vụ hỗ trợ khách hàng là yếu tố quyết định mua hàng. Đôi khi chỉ một hành động nhỏ sẽ giúp cho bạn thân thiết với khách hàng chứ không cần sử dụng các chiêu trò “ đao to búa lớn”
Xây dựng chiến lược phát triển “đột phá” trong sản phẩm
Đây là yếu tố cốt lõi trong mỗi doanh nghiệp hiện nay. Nhu cầu và mong muốn của khách hàng nhanh chóng thay đổi theo thời gian. Vì xây doanh nghiệp cần phải tạo ra sản phẩm mới để làm gia tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Ví dụ: Coca-Cola và Pepsi đây là đối thủ truyền kiếp của nhau từ ngày xưa cho đến bây giờ. Để bắt kịp “Trend” của thị trường thì cả hai thương hiệu này đều đưa ra thức uống không đường, ít calo để đánh vào tâm lý muốn ăn uống nhưng sợ béo hiện nay.
Doanh nghiệp phát triển bền vững cần phải nghiên cứu sản phẩm “Lưỡi kiếm sắc nhọn” để chiến đấu trên thị trường.
Một số chiến lược sản phẩm hiệu quả hiện nay
- Chiến lược về nhãn hiệu giúp tạo ra sự khác biệt cho doanh nghiệp
- Chiến lược về tập hợp sản phẩm tạo lợi thế cạnh tranh và phân bổ rủi ro cho doanh nghiệp
- Chiến lược về dòng sản phẩm đưa danh mục sản phẩm “ đánh phủ” toàn bộ thị trường trên toàn quốc
- Chiến lược cho từng sản phẩm để tạo giá trị khác biệt cho sản phẩm
- Chiến lược theo chu kỳ sống của sản phẩm giúp doanh nghiệp hiểu về sản phẩm từ đó đưa ra sản phẩm mới cho thị trường.