Trong nhiều năm trở lại đây, các sản phẩm có gắn thương hiệu của các nhà phân phối hay nhà bán lẻ được bày bán rất nhiều trên thị trường. Giới chuyên môn thường dùng cụm từ “White label” (nhãn trắng) để chỉ những sản phẩm này. Vậy White label có nghĩa là gì? Và xu hướng White label đã tạo lên sự “ bứt phá” trong kinh doanh như thế nào? Hãy cùng với Winmap tìm hiểu thông qua bài viết này nhé!
Giải thích White label là gì?
Đầu tiên chúng ta hãy cùng tìm hiểu ý nghĩa của cụm từ White label. White label được dịch ra có nghĩa là nhãn trắng. Thuật ngữ này được giới chuyên môn sử dụng để chỉ những sản phẩm được gắn thương hiệu riêng của các nhân phân phối, bán lẻ nhưng lại được sản xuất bởi một đối tượng khác.
Ví dụ trước đây, khi đến các siêu thị như Vinmart bạn có thể thấy rất nhiều sản phẩm của Vin bán. Tuy nhiên, khi bày bán các sản phẩm mang thương hiệu Vin không có nghĩa là Vinmart sản xuất sản phẩm đó mà họ đã sử dụng sản phẩm của các nhà sản xuất khác được đặt làm theo yêu cầu sau đó sử dụng nhãn mác, bao bì thương hiệu của Vin để gắn lên sản phẩm.
Xu hướng White label có đặc điểm gì?
Xu hướng White label có những đặc điểm như:
- Các sản phẩm trong xu hướng White label hầu hết được sản xuất bởi một bên thứ 3 theo các hợp đồng gia công sao cho phù hợp với yêu cầu sản xuất như: mẫu mã sản phẩm, chất lượng sản phẩm do các nhà phân phối, bán lẻ sản phẩm yêu cầu.
- Mặc dù không phải là đơn vị trực tiếp sản xuất sản phẩm thế nhưng các sản phẩm này lại được gắn nhãn của các nhà phân phối, bán lẻ.
- Thông thường các sản phẩm này sẽ được phân phối độc quyền tại các điểm bán hàng của các tổ chức phân phối, bán lẻ 5% đến 30% do lợi thế được bày bán tại các điểm của nhà phân phối và nhằm nâng cao sức cạnh tranh so với các sản phẩm trên thị trường.
Những lợi ích mà White label mang lại cho doanh nghiệp
White label là một giải pháp hoàn hảo giúp cho các doanh nghiệp hiện nay không cần phải thực hiện tất cả các khâu bước để có thể đưa sản phẩm của mình đến với người tiêu dùng. Giúp cho các doanh nghiệp có thể tập trung vào một mảng chính đó có thể là sản xuất, marketing, phân phối sản phẩm,….Từ đó, các công ty có thể chuyên môn hóa về một lĩnh vực để thực hiện tốt khâu bước của mình thay vì làm nhiều khâu từ sản xuất đến phân phối, bán hàng, marketing,…
Một lợi ích nữa mà White label mang đến cho các doanh nghiệp đó chính là sản phẩm bán ra sẽ tiết kiệm được chi phí marketing, chi phí vận chuyển do các sản phẩm White label được bán bởi các nhà phân phối nên những phần chi phí liên quan đến quá trình phân phối sản phẩm cũng sẽ được giảm đi đáng kể. Từ đó, giúp cho các doanh nghiệp có thể nâng cấp được lợi nhuận của mình hơn.
Trên thị trường hiện nay các sản phẩm nhãn trắng đang ngày một phổ biến rộng hơn và giúp gia tăng doanh thu ở nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, điều này cũng cho thấy rằng người tiêu dùng ngày càng chú trọng hơn về giá cả của sản phẩm bên cạnh vấn đề chất lượng.
Xu hướng White label tại thị trường Việt Nam hiện nay
Tại thị trường Việt Nam hiện nay các sản phẩm “nhãn trắng” (white label product) hay còn được biết đến là các sản phẩm riêng của các nhà phân phối, bán lẻ đang phủ rộng trên khắp các kênh phân phối. Mang đến sự cạnh tranh lớn đối với các sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất truyền thống có thương hiệu trên thị trường.
Ở thế kỷ 20 vai trò của các nhà phân phối, bán lẻ trong hệ thống kênh phân phối còn hạn chế do khoa học công nghệ và sự mở cửa của các quốc gia còn chưa nhiều. Song song với đó là vị thế của các nhà sản xuất có thương hiệu cũng rất lớn. Tuy nhiên, hiện nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống phân phối cũng như bán lẻ cũng đã khiến cho các sản phẩm White label được người tiêu dùng tin tưởng và sử dụng nhiều hơn.
Bên cạnh đó, các sản phẩm nhãn trắng “White label” thuộc thương hiệu của các nhà phân phối nên các đơn vị phân phối, bán lẻ có thể dễ dàng tận dụng được nguồn lực về các kênh phân phối mà đơn vị đang sẵn có cũng như các nguồn lực về đội ngũ bán hàng, marketing sản phẩm hay tệp khách hàng trung thành. Bên cạnh đó, việc sử dụng các sản phẩm mang nhãn hiệu riêng sẽ giúp cho nhà phân phối, bán lẻ có thể điều phối được các sản phẩm bán ra trên thị trường một cách hiệu quả hơn, tăng sức cạnh tranh so với các sản phẩm khác trên thị trường.