/
/
Chiến lược phân phối độc quyền “lưỡi kiếm” sắc bén của doanh nghiệp

Chiến lược phân phối độc quyền “lưỡi kiếm” sắc bén của doanh nghiệp

Nôi dung chính

Trong kinh doanh có rất nhiều cách để doanh nghiệp có thể phân phối các sản phẩm của mình đến với khách hàng. Phân phối độc quyền cũng là một trong những chiến lược phân phối được nhiều doanh nghiệp sử dụng. Vậy phân phối độc quyền là gì? Và tại sao người ta lại nói phân phối độc quyền là “chìa khóa “ thành công của doanh nghiệp? Hãy cùng với Winmap tìm hiểu xem phân phối độc quyền là gì nhé! 

chien-luoc-phan-phoi-doc-quyen-luoi-kiem-sac-ben-cua-doanh-nghiep

5 phút để hiểu về phân phối độc quyền

Phân phối độc quyền là gì? Phân phối độc quyền được biết đến là chiến lược phân phối mà ở đó các nhà sản xuất hoặc các doanh nghiệp sẽ ủy quyền cho 1 đơn vị làm nhà phân phối duy nhất trong một khu vực cụ thể để thực hiện hoạt động cung ứng sản phẩm của doanh nghiệp đến với người tiêu dùng cuối cùng. Khi có thỏa thuận hợp tác giữa nhà phân phối và doanh nghiệp thì doanh nghiệp sẽ không được bán sản phẩm cho bất kỳ đơn vị phân phối nào khác.

Nhà phân phối độc quyền sẽ có chức năng cung cấp sản phẩm đến cho các đại lý hoặc các cơ sở bán buôn, bán lẻ để mang sản phẩm đến cho người tiêu dùng cuối cùng. Một doanh nghiệp có bao nhiêu nhà phân phối độc quyền còn phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp đó. 

phan-phoi-doc-quyen

Phân phối độc quyền mang lại lợi ích gì?

So với các loại hình phân phối khác như phân phối đại trà, phân phối chọn lọc thì chiến lược phân phối độc quyền sẽ mang đến rất nhiều lợi ích cho cả doanh nghiệp và đơn vị phân phối.

Lợi ích của phân phối độc quyền với nhà cung cấp

Khi lựa chọn các nhà phân phối độc quyền thì nhà cung cấp hay doanh nghiệp đều không phải mất quá nhiều thời gian cũng như chi phí trong quá trình tìm kiếm các đơn vị phân phối khác mà chỉ cần tập trung vào những đơn vị phân phối độc quyền.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thời gian để tập trung nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm mới, tối ưu hóa bộ máy bán hàng, đảm bảo được nguồn doanh thu cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp. Không những thế, tập trung vào nhà phân phối độc quyền cũng sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể phát triển được thương hiệu của mình một cách hiệu quả.

phan-phoi-doc-quyen-1

Lợi ích của phân phối độc quyền với nhà phân phối

Đối với các nhà phân phối độc quyền thì lợi ích mà chiến lược này đem lại cũng không phải là nhỏ.

Mở rộng phạm vi khách hàng

Khi tham gia vào chiến lược phân phối độc quyền thì các nhà phân phối sẽ nắm trong tay tệp khách hàng từ phía doanh nghiệp. Các khách hàng thường xuyên sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp thì sẽ tiếp tục làm việc với nhà phân phối để sử dụng sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp.

Tăng doanh số bán hàng và nguồn lợi nhuận của doanh nghiệp

Việc phân phối độc quyền cũng khiến cho hàng hóa trở nên khan hiếm và thị trường sẽ chỉ liên hệ với nhà phân phối để đặt hàng với số lượng lớn. Từ đó, giúp gia tăng doanh số bán hàng và tăng nguồn lợi nhuận của doanh nghiệp. 

Thu hút sự quan tâm của khách hàng đối với nhà phân phối

Phân phối độc quyền là mô hình phân phối mang đến nhiều lợi thế cho các nhà phân phối trên thị trường. Thúc đẩy doanh số bán và thu hút sự quan tâm, chú ý của khách hàng.

Vì các nhà phân phối độc quyền là đơn vị duy nhất nhập hàng hóa từ nhà sản xuất thế nên các sản phẩm mà nhà phân phối cung cấp cũng sẽ có chất lượng tốt hơn so với các mặt hàng cùng loại trên thị trường. Từ đó, giúp cho khách hàng yên tâm khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ mà nhà phân phối mang lại. Đồng thời thu hút được sự quan tâm của khách hàng đối với các đơn vị phân phối độc quyền.

Một số doanh nghiệp sử dụng phân phối độc quyền

Nhiều người cho rằng chiến lược phân phối độc quyền có thể áp dụng đối với tất cả các mô hình doanh nghiệp cũng như các ngành nghề. Tuy nhiên, theo các chuyên gia marketing các doanh nghiệp trong các ngành nghề dưới đây mới nên sử dụng chiến lược phân phối độc quyền:

  • Doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm đồ điện tử với công nghệ cao.
  • Các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng thời trang cao cấp, có thương hiệu nổi tiếng.
  • Các hãng ô tô nổi tiếng trên toàn thế giới
  • Và cuối cùng là các nhà sản xuất thiết bị công nghiệp

Một vài ví dụ đơn giản có thể thấy đó chính là Công ty Cổ phần FPT phân phối độc quyền sản phẩm điện thoại Poco X3 Pro của hãng đồ dùng điện tử Xiaomi. Có thể thấy ở thị trường Việt Nam ngoài FPTShop sẽ không có đơn vị độc quyền nào cung cấp sản phẩm này.

Hoặc có thể lấy ví dụ đơn giản hơn đó chính là hãng xe hơi BMW chỉ uỷ quyền cho Công ty Trường Hải phân phối sản phẩm xe hơi do BMW sản xuất tại thị trường Việt Nam.

4 tiêu chí để lựa chọn nhà phân phối độc quyền

Để lựa chọn nhà phân phối độc quyền nhằm đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp hãy dựa vào 4 tiêu chí sau để lựa chọn nhà phân phối.

  • Am hiểu sâu rộng về sản phẩm: muốn phân phối và tiếp thị sản phẩm hiệu quả thì nhà phân phối hoạt động cùng lĩnh vực phải có khả năng am hiểu tường tận về sản phẩm.
  • Nhà phân phối phải có đủ khả năng về tài chính: có đủ khả năng tài chính để nhập hàng, dự trữ hàng và sử dụng chiến lược marketing trong sản phẩm.
  • Có uy tín và chất lượng trên thị trường: Một nhà phân phối có uy tín và chất lượng trên thị trường chính là cơ sở để nhà phân phối có được sự ủng hộ của khách hàng. 
  • Có năng lực trong khâu quản lý: Nhà phân phối chuyên nghiệp cần phải có đội ngũ quản lý có năng lực để báo cáo kiểm kê và một số công việc của nhà sản xuất.
Tags:
Chia sẻ bài viết này
Rate this post
Bài viết phổ biến
Bài viết liên quan

Đăng ký
khóa huấn luyện

Nhận ngay bản đồ phát triển kênh phân phối toàn diện

Winmap Coach không đơn thuần chỉ về lý thuyết!

Sau khóa huấn luyện, bạn sẽ nhận ngay:

Giải pháp Công nghệ Winmap.
Phát triển Kênh Phân Phối Thần tốc.

giúp bạn thực thi ý tưởng (lý thuyết khóa huấn luyện) thành hiệu quả kinh doanh thực tế.

Giải pháp Công nghệ Winmap giúp bạn quản lý Kênh phân phối chặt chẽ, số liệu cụ thể minh bạch, thúc đẩy hiệu quả bán hàng từ 200% – 300% so với kết quả kinh doanh hiện tại.

Nhận ngay
Bộ giải pháp tổng thể