Hệ thống marketing dọc là một trong những thuật ngữ mà mỗi chúng ta đã từng nghe qua đến nó nhưng nhiều người không biết chính xác nó là gì? Bài viết dưới đây Winmap sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hệ thống marketing dọc và áp dụng vào doanh nghiệp như thế nào để mang lại hiệu quả tối đa.
Giải thích về hệ thống marketing dọc?
Hệ thống marketing dọc trong tiếng anh là Vertical Marketing System được viết tắt là VMS. Hệ thống marketing dọc là một trong những hệ thống trong ngành marketing. Có rất nhiều định nghĩa về hệ thống marketing dọc nhưng được hiểu đơn giản nhất là mạng lưới những kênh phân phối hoạt động tập trung và quản lý chuyên nghiệp. Được thiết kế để đạt hiệu quả phân phối, tiết kiệm trong khai thác và ảnh hưởng tối đa của thị trường.
Một hệ thống marketing dọc bao gồm nhà sản xuất, một hay nhiều người bán sỉ và một hay nhiều người bán lẻ được hoạt động như một thể thống nhất.
Ưu điểm của hệ thống marketing dọc
Một kênh marketing thông thường thành viên bao gồm nhà sản xuất, nhà bán sỉ và người bán lẻ. Mỗi thành viên đều thực hiện 1 nhiệm vụ riêng và mỗi thành viên sẽ tìm cách để tăng tối đa lợi nhuận của mình cho dù nó có ảnh hưởng đến toàn hệ thống. Điều này sẽ dẫn đến xung đột giữa các kênh phân phối dẫn đến doanh thu của doanh nghiệp có nguy cơ bị giảm sút.
Còn các thành viên của marketing dọc là nhà sản xuất, đại lý phân phối và nhà bán lẻ. Các thành viên trong hệ thống marketing dọc là một thể thống nhất họ hợp tác với nhau để thực hiện một mục tiêu nhất định. Điều này sẽ giúp tăng lợi nhuận giữa các bên khi tham gia vào kênh phân phối.
Hệ thống marketing dọc áp dụng vào doanh nghiệp như thế nào?
Theo cách làm của doanh nghiệp Mỹ hệ thống marketing dọc được chia thành nhiều loại:
- VMS của công ty trong hệ thống
VMS của công ty là kết hợp giai đoạn kế tiếp của sản xuất và phân phối trong khuôn khổ quyền sở hữu nhất. Đây được hiểu là một tập đoàn bao gồm nhiều công ty khác nhau thực hiện một nhiệm vụ khác nhau dưới cùng một quyền sở hữu. VMS công ty mong muốn có mức độ chặt chẽ giữa các kênh với nhau.
- VMS có quản lý giữa các kênh
VMS có quản lý là các giai đoạn và phân phối kết hợp với nhau và không thông qua quyền sở hữu chung mà thông qua quy mô và năng lực của mỗi bên khác nhau. Những người sản xuất nhãn hiệu thịnh hành có đủ điều kiện và khả năng đảm bảo sự hợp tác và ủng hộ từ những người buôn bán trung gian.
- VMS theo hợp đồng giữa các kênh
VMS theo hợp đồng bao gồm những công ty độc lập, kết hợp với nhau ở các nhà sản xuất và phân phối khác nhau. Các VMS phối hợp với nhau tạo ra các chương trình của mình trên cơ sở hợp đồng để đạt được mức tiết kiệm và tiêu thụ lớn hơn so với khả năng họ có sẵn để đạt được khi hoạt động riêng lẻ. Có 3 dạng mạng lưới VMS hợp đồng:
- Hệ thống liên kết tự nguyện được người bán sỉ bảo trợ: Người bán sỉ tổ chức ra những hệ thống cửa hàng liên kết tự nguyện từ đó cho người bán lẻ độc lập để cho họ tự cạnh tranh với các tổ chức lớn.
- Hợp tác xã hội của người bán lẻ: Những người bán lẻ có thể chủ động hình thành quy mô để tổ chức kinh doanh. Các thành viên kinh doanh triển khai, lập kế hoạch phối hợp các hoạt động định giá và lên chương trình quảng cáo. Lợi nhuận chia cho các thành viên theo tỷ lệ và khối lượng họ đã mua
- Tổ chức phân phối nhượng quyền: Mặc dù đây là ý tưởng đã cũ nhưng một số hình thức nhượng quyền vẫn còn rất mới mẻ. Có thể tham khảo 3 hình thức nhượng quyền dưới đây:
- Nhượng quyền cho người kinh doanh bán lẻ do người sản xuất bảo trợ. Đây là hình thức được sử dụng nhiều trong ngành ô tô.
- Nhượng quyền thương mại cho người kinh doanh bán lẻ do nhà sản xuất bảo trợ. Hình thức này được dùng phổ biến trong ngành nước ngọt.
- Nhượng quyền kinh doanh thương mại cho người bán lẻ được công ty dịch vụ bảo trợ. Hình thức này được sử dụng phổ biến ở nhiều ngành nghề như ngành cho thuê ô tô hay ngành dịch vụ thức ăn nhanh.
Trên thị trường hiện nay với sự cạnh tranh khốc liệt của nhiều ngành nghề nên các doanh nghiệp nên có những chiến lược và những mạng lưới marketing dọc hoàn hảo để đạt được năng suất, hiệu quả cao nhất và tác động đến người mua hàng lớn nhất.
Làm sao để lựa chọn hệ thống marketing phù hợp cho doanh nghiệp
Để lựa chọn điểm phù hợp cho doanh nghiệp chủ doanh nghiệp cần xét đến các yếu tố như: môi trường, người tiêu dùng, sản phẩm và công ty.
Trước khi lựa chọn doanh nghiệp cần trả lời câu hỏi: hệ thống nào sẽ giúp doanh nghiệp bao phủ thị trường, hệ thống nào mang lại lợi nhuận cao nhất cho công ty.
Điểm khác biệt giữa hệ thống Marketing dọc (VMS) và hệ thống Marketing ngang (HMS)
Các thành viên: hệ thống marketing dọc là nhà sản xuất, đại lý phân phối và nhà bán lẻ. Các thành viên trong hệ thống marketing dọc là một thể thống nhất họ hợp tác với nhau để thực hiện một mục đích tối đa hoá lợi nhuận.
Hệ thống marketing ngang là sự hợp tác giữa các nhà sản xuất, nhà bán buôn hoặc giữa các nhà bán lẻ với nhau (cùng cấp). Khi các doanh nghiệp không có khả năng tổ chức các hoạt động marketing dọc do không đủ về nhiều yếu tố thì có thể liên kết, hợp tác với nhau để tổ chức kênh phân phối.
Hi vọng thông tin bài viết này sẽ giúp doanh nghiệp hiểu hơn về hệ thống marketing dọc và lựa chọn hệ thống marketing phù hợp với mục đích của doanh nghiệp.