/
/
O2O liệu có là “lối thoát” cho kênh bán lẻ hiện đại?

O2O liệu có là “lối thoát” cho kênh bán lẻ hiện đại?

Nôi dung chính

O2O hay còn được biết với tên tiếng anh là Online to Offline. Đây là chiến lược kinh doanh được các nhà bán lẻ sử dụng để giúp thu hút được lượng khách hàng tiềm năng lớn từ các sàn thương mại điện tử hoặc các kênh bán lẻ online. Với chiến lược kinh doanh này các doanh nghiệp sẽ sử dụng các công dụng online và các phương tiện trực tuyến khác để tiếp cận khách hàng từ đó tác động đến hành vi mua sắm của khách hàng để doanh thu tăng vọt. Vậy O2O có phải là chiến lược kinh doanh hoàn hảo cho kênh bán lẻ hiện đại hay không?

o2o-lieu-co-la-loi-thoat-cho-kenh-ban-le-hien-dai

Tại sao thương hiệu cần phân biệt rõ ràng vai trò kênh bán lẻ

Hiện nay, các kênh bán lẻ rất đa dạng về hình thức để cung cấp cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất về sản phẩm, dịch vụ. Từ đó có thể thấy được những tác động của kênh bán lẻ đến với hành vi, nhu cầu và tâm lý của người mua hàng. Ví dụ khi người tiêu dùng có phát sinh nhu cầu mua một chiếc tivi thì chắc chắn người tiêu dùng sẽ tìm kiếm thông tin của các dòng sản phẩm tivi trên internet để nắm bắt được các dòng sản phẩm đến từ những thương hiệu nào, có tính năng ra sao và mức giá như thế nào,…Sau khi tham khảo các thông tin về sản phẩm thì người tiêu dùng mới quyết định đến các cửa hàng gần nhất để được trải nghiệm thực tế về kiểu dáng, màu sắc, độ lớn của màn hình,…

Qua đây có thể thấy được vai trò của kênh bán lẻ là cực kỳ quan trọng. Dựa trên những hoạt động diễn ra tại kênh bán lẻ sẽ có tác động đến với hành vi mua hàng của khách hàng.

o2o-lieu-co-la-loi-thoat-cho-kenh-ban-le-hien-dai

6 vai trò của kênh bán lẻ hiện nay

Vậy hiện nay, kênh bán lẻ có vai trò như thế nào đối người tiêu dùng và doanh nghiệp?

1.Giúp người tiêu dùng trải nghiệm với sản phẩm dùng thử

Hiện nay, người tiêu dùng có xu hướng mua các sản phẩm với số lượng ít đi để dùng thử sản phẩm của doanh nghiệp sau đó mới quyết định có nên mua các sản phẩm với số lượng lớn để sử dụng lau dài hay không. Nắm bắt được thị hiếu của người dùng mà các doanh nghiệp bán lẻ sẽ thiết lập những kênh mua sắm có tác động đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng. Các doanh nghiệp sẽ bán các sản phẩm ở dạng size mini với mức giá thấp thêm vào đó có những chương trình khuyến mãi để kích thích người dùng mua về dùng thử.

2. Tạo điều kiện cho người dùng mua với số lượng lớn

Tạo các chiến lược bán hàng với các combo hay nhiều dòng sản phẩm với giá ưu đãi hoặc hình thức khuyến mãi, tích điểm sẽ giúp khách hàng ra quyết định mua với số lượng nhiều hơn. 

3. Mang lại sức thuyết phục đối với người tiêu dùng

Trên thị trường, việc cạnh tranh giữa các thương hiệu là rất lớn có rất nhiều sản phẩm đòi hỏi sự phù hợp đối với người tiêu dùng. Nếu sử dụng sai cách sẽ gây nên những hậu quả khó lường trước được. Ví dụ những sản phẩm dược mỹ phẩm đặc trị,…Chính vì thế mà sau khi được tư vấn một cách kỹ càng thì các thương hiệu có thể thuyết phục người tiêu dùng chuyển đổi thương hiệu. 

4. Tạo trải nghiệm giúp người dùng dễ dàng tìm hiểu thông tin sản phẩm

Ở một số sản phẩm có giá trị cao như các thiết bị điện tử, đồ gia dụng người tiêu dùng rất dễ mua phải những sản phẩm hàng giả, hàng kém chất lượng. Chính vì thế để giúp cho khách hàng có thể chọn mua được những sản phẩm có chất lượng tốt thì nhiều doanh nghiệp đã cho ra mắt các kênh bán lẻ mang tính sáng tạo, giúp tăng tính trải nghiệm của khách hàng và cung cấp các thông tin về sản phẩm một cách chính xác. 

5. Tra cứu thông tin sản phẩm và mua sắm online

Hiện nay người tiêu dùng có xu hướng tìm hiểu các thông tin sản phẩm trước khi mua hàng để xem những thông tin về sản phẩm một cách chính xác và có thời gian cân nhắc trước khi chọn mua. Không những thế, khi tìm kiếm thông tin trên mạng internet người dùng còn có thể tìm hiểu những đánh giá của người mua hàng trước. Ngoài ra, người tiêu dùng còn có thể chọn mua sản phẩm với mức giá tốt nhất.

6. Tập trung vào các chương trình giảm giá cho khách hàng

Hiện nay, trên thị trường để cạnh tranh về giá có rất nhiều doanh nghiệp tập trung vào các chương trình giảm giá để mang đến cho khách hàng những sản phẩm với mức giá thấp nhất, tăng sức cạnh tranh với các thương hiệu khác. 

O2O liệu có là “lối thoát” cho kênh bán lẻ hiện đại?

Trong khoảng thời gian gần đây O2O là cụm từ được nhắc đến nhiều nhất trong ngành bán lẻ nhất là trong quý 1 đầu năm 2022. Trong khoảng thời gian đầu năm các chuyên gia đán giá mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu từ các ngành dịch vụ, tiêu dùng đã đạt được khoảng hơn 1,3 nghìn tỉ đồng. Con số này tăng lên khoảng 4,4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là tín hiệu tích cực của ngành bán lẻ Việt Nam sau nhiều năm dịch covid bùng nổ. Ngành bán lẻ gia tăng thế nhưng thị trường bán lẻ truyền thống lại đang trong tình trạng ảm đạm. Đây cũng là thời cơ giúp ngành bán lẻ dịch chuyển sang hướng sử dụng các kênh bán hàng trực tuyến và giúp mô hình O2O được phát triển hơn. 

Chắc chắn trong thời gian tới đây O2O sẽ là mô hình kinh doanh giúp ngành bán lẻ ngày một phát triển hơn ở trong nước.

 

Tags:
Chia sẻ bài viết này
5/5 - (1 vote)
Bài viết phổ biến
Bài viết liên quan

Đăng ký
khóa huấn luyện

Nhận ngay bản đồ phát triển kênh phân phối toàn diện

Winmap Coach không đơn thuần chỉ về lý thuyết!

Sau khóa huấn luyện, bạn sẽ nhận ngay:

Giải pháp Công nghệ Winmap.
Phát triển Kênh Phân Phối Thần tốc.

giúp bạn thực thi ý tưởng (lý thuyết khóa huấn luyện) thành hiệu quả kinh doanh thực tế.

Giải pháp Công nghệ Winmap giúp bạn quản lý Kênh phân phối chặt chẽ, số liệu cụ thể minh bạch, thúc đẩy hiệu quả bán hàng từ 200% – 300% so với kết quả kinh doanh hiện tại.

Nhận ngay
Bộ giải pháp tổng thể

    * Vui lòng điền đầy đủ thông tin