/
/
Nâng cao khả năng cạnh tranh nhờ chiến lược giá

Nâng cao khả năng cạnh tranh nhờ chiến lược giá

Nôi dung chính

Nhiều doanh nghiệp không có thời gian để xây dựng, tính toán cũng như lên chiến lược giá  cho các sản phẩm của mình dẫn đến việc doanh số dễ bị sụt giảm khi công bố mức giá của sản phẩm, dịch vụ trên thị trường. Chính vì thế mà, bài viết này WinMap sẽ hướng dẫn cho bạn chi tiết cách tạo nên chiến lược giá cho sản phẩm một cách hiệu quả với quy trình đơn giản nhất!

nang-cao-kha-nang-canh-tranh-nho-chien-luoc-gia

Giải thích về chiến lược giá trong marketing

Vậy chiến lược giá trong marketing được hiểu như thế nào?

Hầu hết mục đích kinh doanh của các doanh nghiệp hiện nay đó chính là việc tối đa hóa được mục tiêu lợi nhuận. Các chiến lược giá trong marketing sẽ giúp tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ trên thị trường. Chính vì thế để đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận thì việc xây dựng chiến lược giá hiệu quả, phù hợp là yếu tố cực kỳ quan trọng. 

Chiến lược giá được hiểu là những phương pháp, quy trình được doanh nghiệp sử dụng để định giá cho các sản phẩm, dịch vụ của mình. Chiến lược giá sẽ giúp cho doanh nghiệp tối ưu hóa khả năng chi trả của khách hàng cho sản phẩm và mở rộng được thương hiệu của doanh nghiệp.

Tầm quan trọng của chiến lược giá trong marketing

Một chiến lược giá hiệu quả sẽ mang đến cho doanh nghiệp những lợi ích như:

  • Giúp hỗ trợ gia tăng tỷ lệ chuyển đổi của khách hàng. Chiến lược giá phù hợp sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể thu hút được các đối tượng khách hàng tiềm năng và dễ dàng thuyết phục khách hàng chọn mua các sản phẩm của mình.
  • Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn có thể tăng lợi thế cạnh tranh để khẳng định thương hiệu, sản phẩm của mình trước các đối thủ trong quá trình chiếm lĩnh thị phần.
  • Giúp phản ánh tốt giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Với mức giá phù hợp doanh nghiệp còn có thể dễ dàng khẳng định được chất lượng sản phẩm. Nếu như đưa ra mức giá thấp quá sẽ khiến khách hàng đặt ra nghi vấn về chất lượng sản phẩm, còn mức giá quá cao thì doanh nghiệp cũng sẽ khó bán được sản phẩm.

nang-cao-kha-nang-canh-tranh-nho-chien-luoc-gia

6 chiến lược giá thách thức mọi đối thủ

Với 6 chiến lược giá dưới đây sẽ giúp doanh nghiệp của bạn có thể dễ dàng thách thức được mọi đối thủ.

  • Chiến lược giá tâm lý: Đầu tiên phải nói đến chiến lược giá tâm lý. Chiến lược giá tâm lý sẽ giúp doanh nghiệp định giá sản phẩm dựa trên tâm lý phù hợp với thương hiệu cũng như tính độc quyền của sản phẩm. Chiến lược giá này sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như: thông tin khách hàng, độ lớn của thương hiệu và khả năng truyền thông. 
  • Chiến lược giá cạnh tranh: đây là chiến lược giá xây dựng mức giá dựa trên mức giá của đối thủ. Chiến lược này sẽ phù hợp với những sản phẩm có tính phổ biến, không có sự khác biệt nhiều trên thị trường.
  • Chiến lược giá giảm dần: Chiến lược giá này sẽ đưa ra các mức giá giảm dần theo thời gian. Ban đầu doanh nghiệp sẽ xây dựng mức giá cao nhất sau đó giảm dần mức giá theo vòng đời của sản phẩm.
  • Chiến lược giá cộng vào chi phí: Chiến lược này sẽ định giá sản phẩm cộng thêm % chi phí sản xuất. Chiến lược này sẽ phù hợp với những sản phẩm thủ công, mang tính cá nhân hóa, có sự khác biệt so với sản phẩm khác. 
  • Chiến lược giá thâm nhập: Chiến lược giá thâm nhập là chiến lược đưa ra mức giá ban đầu thấp hơn so với các sản phẩm trên thị trường nhằm mục đích ngăn cản các đối thủ cạnh tranh và tạo thương hiệu nhanh chóng trên thị trường. Chiến lược này phù hợp với những doanh nghiệp muốn mở rộng thương hiệu, mang yếu tố giá bất ngờ cho người tiêu dùng.
  • Chiến lược giá tối ưu là chiến lược dựa trên việc tối ưu hóa quy trình sản xuất, phân phối sản phẩm để đưa ra mức giá rẻ phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng mà vẫn giữ được chất lượng sản phẩm so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Chiến lược này sẽ phù hợp với những doanh nghiệp có hệ thống, quy trình hiện đại và chuyên nghiệp.

Xây dựng quy trình thực hiện chiến lược giá

Vậy quy trình thực hiện chiến lược giá nên được xây dựng như thế nào?

  • Xác định mục tiêu kinh doanh: đầu tiên bạn cần phải xác định được mục tiêu kinh doanh của mình là gì? Mục tiêu kinh doanh sẽ có ảnh hưởng lớn đến việc quyết định xây dựng chiến lược giá. Có thể doanh nghiệp bạn đang hướng đến các mục tiêu như: tăng lợi nhuận, thâm nhập thị trường, ra mắt sản phẩm mới, tăng thương hiệu,…
  • Phân tích thị trường và xác định phân khúc ngành nghề mà doanh nghiệp đang kinh doanh sẽ giúp chiến lược giá của doanh nghiệp đi đúng hướng hơn. Nếu như thị trường cung cấp các sản phẩm mà doanh nghiệp đang kinh doanh là phổ biến thì việc lựa chọn chiến lược giá tối ưu là lựa chọn phù hợp còn nếu như thị trường không mở rộng sản phẩm thì doanh nghiệp có thể lựa chọn chiến lược giá cộng vào chi phí.
  • Xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu: xây dựng chân dung khách hàng sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi đối tượng khách hàng bạn muốn đến là những ai. Từ đó doanh nghiệp có thể nắm bắt được nhu cầu thực sự của khách hàng và tạo ra được mức giá phù hợp.
  • Xây dựng sự cạnh tranh trên thị trường. Cho dù doanh nghiệp có lựa chọn chiến lược giá thấp hay cao thì doanh nghiệp cũng cần phải xây dựng sức cạnh tranh về giá cả trên thị trường để thu hút khách hàng. 
  • Xây dựng khung chiến lược giá phù hợp và có thể điều chỉnh tăng, giảm mức giá của sản phẩm, dịch vụ. 

 

Tags:
Chia sẻ bài viết này
Rate this post
Bài viết phổ biến
Bài viết liên quan

Đăng ký
khóa huấn luyện

Nhận ngay bản đồ phát triển kênh phân phối toàn diện

Winmap Coach không đơn thuần chỉ về lý thuyết!

Sau khóa huấn luyện, bạn sẽ nhận ngay:

Giải pháp Công nghệ Winmap.
Phát triển Kênh Phân Phối Thần tốc.

giúp bạn thực thi ý tưởng (lý thuyết khóa huấn luyện) thành hiệu quả kinh doanh thực tế.

Giải pháp Công nghệ Winmap giúp bạn quản lý Kênh phân phối chặt chẽ, số liệu cụ thể minh bạch, thúc đẩy hiệu quả bán hàng từ 200% – 300% so với kết quả kinh doanh hiện tại.

Nhận ngay
Bộ giải pháp tổng thể

    * Vui lòng điền đầy đủ thông tin