Trong quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh, khâu phân phối sản phẩm được xem là một trong những khâu quan trọng giúp mang lại nguồn doanh thu khổng lồ cho các doanh nghiệp. Làm thế nào để xây dựng được một chiến lược phân phối chọn lọc có hiệu quả lại là một bài toán không hề dễ dàng đối với nhiều doanh nghiệp hiện nay. Và để giúp giải quyết vấn đề trên Winmap sẽ mách bạn chiến lược phân phối chọn lọc giúp đánh sâu vào tâm trí khách hàng.
Chiến lược phân phối chọn lọc là gì?
Chiến lược phân phối chọn lọc là việc doanh nghiệp lựa chọn các nhà phân phối dựa trên một số tiêu chí đánh giá nhất định trên một vùng thị trường nhất định. Với chiến lược phân phối chọn lọc các sản phẩm sẽ được phân phối đến nhiều khu vực khác nhau nhưng không nhiều như các loại chiến lược phân phối khác. Việc sử dụng chiến lược phân phối chọn lọc còn giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí và nguồn lực của mình.
Phân biệt phân phối chọn lọc và phân phối độc quyền
Phân phối chọn lọc: vị trí điểm phân phối được xác định trước. Tại điểm phân phối có thể có nhiều sản phẩm của các thương hiệu khác nhau.
Phân phối độc quyền: không xác định điểm phân phối hàng hoá được xác định trước. Phân phối độc quyền nghiêm ngặt hơn phân phối chọn lọc. Bởi điểm phân phối đó có thể không được bán sản phẩm của đối thủ cạnh tranh hoặc nhà sản xuất không được phân phối sản phẩm độc quyền cho đơn vị khác.
Ưu điểm và nhược điểm của chiến lược phân phối chọn lọc
Việc lựa chọn bất cứ chiến lược phân phối nào cũng có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Vậy phân phối chọn lọc sẽ mang lại những ưu điểm và có những nhược điểm nào?
Ưu điểm của phân phối chọn lọc
- Phân phối chọn lọc sẽ cho phép doanh nghiệp có thể phân phối các sản phẩm thử nghiệm của mình tại các địa điểm cụ thể. Từ đó có thể đưa ra các giải pháp hiệu chỉnh để tối ưu hóa quy trình, chất lượng cũng như sự cải tiến hơn về sản phẩm.
- Không những thế phân phối chọn lọc được đánh giá là phương pháp phân phối được doanh nghiệp lựa chọn kỹ càng nên người tiêu dùng ở những điểm phân phối chọn lọc luôn được trải nghiệm sử dụng dịch vụ, sản phẩm một cách tốt nhất. Đồng thời doanh nghiệp cũng có thể tiếp cận các đối tượng khách hàng một cách trực tiếp.
- Với các kênh phân phối chọn lọc thì số lượng điểm trưng bày và bán sản phẩm cũng ít hơn thế nên doanh nghiệp sẽ quan tâm đến các điểm phân phối chọn lọc nhiều hơn. Quản lý các hoạt động phân phối sản phẩm một cách tốt hơn.
Nhược điểm của chiến lược phân phối chọn lọc
Bên cạnh những ưu điểm thì phân phối chọn lọc cũng tồn tại những nhược điểm như:
- Do số lượng điểm bán ít nên khả năng thâm nhập thị trường của chiến lược phân phối chọn lọc cũng chậm hơn so với các chiến lược khác.
- Doanh nghiệp cần phải đầu tư với lượng vốn lớn để có thể xây dựng chiến lược phân phối chọn lọc một cách tốt nhất như: chi phí mặt bằng, chi phí thiết kế xây dựng,..ở những nơi có mật độ dân cư cao để thu hút sự chú ý của khách hàng.
Chiến lược phân phối chọn lọc có lợi ích gì trong kinh doanh
Hầu hết các doanh nghiệp có thương hiệu cao cấp đều sử dụng chiến lược phân phối chọn lọc để xây dựng các cửa hàng bày bán sản phẩm tại những địa điểm cụ thể. Chiến lược phân phối này sẽ mang đến nhiều lợi ích đối với các thương hiệu lớn, hoặc các mặt hàng đồ dùng cao cấp. Vậy trong quá trình hoạt động kinh doanh chiến lược phân phối chọn lọc sẽ mang đến những lợi ích gì?
Tăng mức độ bao phủ trên thị trường
Sử dụng chiến lược phân phối chọn lọc sẽ giúp cho các doanh nghiệp có thể dễ dàng lựa chọn phân khúc thị trường và khách hàng. Từ đó có những chiến lược cụ thể để tập trung vào đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp muốn hướng tới và giúp doanh nghiệp có thể bao phủ thị trường một cách tốt nhất.
Đáp ứng mong muốn của khách hàng
Việc thực hiện chiến lược phân phối chọn lọc sẽ giúp cho khách hàng có được những trải nghiệm tuyệt vời về dịch vụ và sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp. Đồng thời doanh nghiệp cũng có thể kiểm soát hơn về sự phân phối sản phẩm cho khách hàng. Từ đó làm giảm bớt đi những rủi ro cho doanh nghiệp và mang đến sự hài lòng cho khách hàng.
Giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng quản lý hơn
Doanh nghiệp có thể dễ dàng kiểm soát các vấn đề như: tránh xảy ra sự xuất hiện của hàng giả, hàng nhái trên thị trường, các chiến lược marketing được sử dụng trong kênh phân phối và giúp cho các doanh nghiệp có thể dễ dàng xây dựng hình ảnh thương hiệu đến với khách hàng một cách tốt nhất!
Quy tắc áp dụng chiến lược phân phối chọn lọc vào kinh doanh hiệu quả
Phân phối chọn lọc là chiến lược giúp cho các doanh nghiệp có thể lựa chọn những đại lý đủ điều kiện mà doanh nghiệp đặt ra đồng thời loại bỏ các đại lý không tuân thủ các quy tắc được thỏa thuận trước đó. Do đó, có thể thấy được rằng chiến lược phân phối chọn lọc sẽ cho phép doanh nghiệp phân phối sản phẩm theo mong muốn và chiến lược của mình.
Dưới đây là một số quy tắc áp dụng chiến lược phân phối chọn lọc vào kinh doanh sao cho có hiệu quả.
Khách mục tiêu của doanh nghiệp
Với chiến lược phân phối có chọn lọc bạn cần phải xác định rõ đối tượng mục tiêu của doanh nghiệp là ai? Từ đó, xây dựng chiến lược phân phối phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu được đặt ra.
Xây dựng tiêu chí để lựa chọn nhà phân phối và địa điểm phân phối
Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải xây dựng các tiêu chí để lựa chọn nhà phân phối cũng như địa điểm phân phối một cách hợp lý. Địa điểm phân phối sẽ có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh và doanh thu của doanh nghiệp bạn. Vì vậy nên lựa chọn địa điểm phân phối ở những nơi có số lượng khách hàng mục tiêu lớn để thu hút khách hàng nhiều hơn.
Ví dụ như khi xác định khách hàng mục tiêu là nữ, độ tuổi từ 18-25 tuổi. Tiêu chí lựa chọn địa điểm phân phối sẽ là quanh khu vực công sở, các trường đại học.
Hy vọng bài viết này mang đến những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu hơn về phân phối chọn lọc.