Mỗi một mô hình kinh doanh lại có những đặc điểm riêng để phù hợp với mục tiêu cũng như định hướng của doanh nghiệp. Tùy theo đối tượng khách hàng mục tiêu doanh nghiệp muốn hướng tới mà cần đến những chiến lược kinh doanh, chiến lược marketing sao cho phù hợp và hiệu quả. Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp triển khai mô hình B2C để giúp thu hút khách hàng một cách hiệu quả. Vậy chiến lược B2C là gì? Chiến lược này mang đến những lợi ích gì cho doanh nghiệp? Hãy cùng với WinMap tìm hiểu thông qua bài viết này nhé!
Giải thích về mô hình B2C
B2C hay còn được biết đến với tên tiếng anh là Business to Customer. Đây là mô hình kinh doanh mà ở đó doanh nghiệp sẽ cung cấp các sản phẩm, dịch vụ trực tiếp đến cho các khách hàng là những người tiêu dùng cuối cùng hoặc các cá nhân với mục đích sử dụng cho gia đình hoặc người thân của mình. Tóm lại, bạn có thể hiểu mô hình B2C là mô hình phân phối hàng hóa một cách trực tiếp từ doanh nghiệp/ nhà sản xuất đến với người tiêu dùng cuối cùng mà không thông qua bất kỳ một trung gian phân phối nào.
Sự khác nhau giữa mô hình B2C và B2B
B2C và B2B là hai chiến lược kinh doanh khác nhau về cả hình thức hoạt động lẫn đối tượng khách hàng mục tiêu. Các chiến lược marketing cho doanh nghiệp khi sử dụng mô hình B2B và B2C cũng là khác nhau. Vậy giữa 2 mô hình này có những điểm gì khác biệt?
- Về khách hàng mục tiêu: mô hình B2B hướng đến các khách hàng mục tiêu là các cá nhân đại diện cho một tổ chức còn mô hình B2C hướng tới các khách hàng mục tiêu là người tiêu dùng cuối cùng.
- Hành vi mua hàng của khách hàng mục tiêu: Với mô hình B2B các khách hàng mục tiêu sẽ cẩn trọng hơn khi mua hàng và các sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp tới cho khách hàng cũng đòi hỏi quy trình sử dụng, vận hành cũng như có giá trị cao hơn. Vậy nên người dùng cũng khó khăn hơn trong quá trình ra quyết định mua hàng. Còn đối với mô hình B2C thì khách hàng mục tiêu sẽ ra quyết định mua hàng nhanh hơn và chịu sự ảnh hưởng của quảng cáo, review hay các chương trình khuyến mại,.. để đưa ra quyết định cuối cùng là mua hàng.
- Tâm lý khách hàng: Đối với khách hàng B2B thì họ thường đưa ra quyết định mua dựa trên sự chắc chắn, hạn chế rủi ro và khi họ đã có sự tin tưởng vào sản phẩm, dịch vụ thì họ sẽ có sự duy trì ổn định, lâu dài. Còn đối với các khách hàng mục tiêu của mô hình B2C họ sẽ đưa ra quyết định theo cảm tính nhiều hơn, mức độ trung thành không cao và dễ bị thay đổi với các yếu tố xung quanh.
Tầm quan trọng của B2C đối với doanh nghiệp
Với chiến lược cung cấp trực tiếp các sản phẩm, dịch vụ đến cho khách hàng thì mô hình B2C sẽ mang đến cho doanh nghiệp những lợi ích như:
- Giúp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp: khi sử dụng mô hình B2C sẽ giúp doanh nghiệp có tiết kiệm các chi phí liên quan đến các bên thứ 3 như nhà phân phối, đại lý trung gian,…Ngoài ra, các chi phí điện nước, nhân viên, cơ sở hạ tầng cho các trung gian phân phối cũng được giảm đi đáng kể.
- Dễ dàng nắm được các thông tin về khách hàng: khi bán các sản phẩm, dịch vụ cho người tiêu dùng cuối cùng doanh nghiệp cũng sẽ dễ dàng có được tệp dữ liệu về khách hàng và nắm bắt được nhu cầu của khách hàng một cách tốt hơn.
- Phạm vi tiếp cận khách hàng cũng rộng hơn: bạn có thể mở rộng đối tượng khách hàng mục tiêu thông qua các kênh quảng cáo trên các trang mạng xã hội như facebook, zalo, instargam, tiktok.
- Với chu kỳ bán hàng ngắn hạn nên doanh nghiệp cũng dễ dàng xoay vòng vốn và không mất nhiều thời gian phân bổ ngân sách.
3 chiến thuật B2C giúp làm mới Employer Branding
Với 3 chiến thuật B2C dưới đây sẽ giúp cho bạn có thể dễ dàng làm mới Employer Branding của doanh nghiệp mình:
Không ngừng thử nghiệm để đưa ra những ý tưởng sáng tạo
Đôi khi các doanh nghiệp thường đưa ra những quy tắc liên quan đến việc minh bạch về thông tin. Chính vì thế những người làm nhân sự sẽ cảm thấy bị giới hạn về vấn đề sáng tạo và truyền tải thông tin của doanh nghiệp.
Tạo hiệu ứng “bắt trend” theo xu thế mới
Rất nhiều Employer Branding hiện nay đã nắm bắt được xu hướng cực kỳ tốt, không thua kém gì những chuyên gia marketing hiện đại. Chính vì thế mà bạn có thể đưa những chủ đề nóng đang được bàn tán hiện nay để làm chủ đề truyền thông.
Nên khai thác sức mạnh của storytelling
Nếu như các “ hot trend” hiện nay không phù hợp với Employer Branding thì bạn có thể đưa sức mạnh của storytelling đến gần hơn với những gì mà các ứng viện đang tìm kiếm. Việc hiểu rõ những nguyên tắc cơ bản và khai thác được sức mạnh của storytelling cũng sẽ giúp mở rộng nhân tài cho doanh nghiệp.