Có rất nhiều yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp đặc biệt là yếu tố xây dựng hệ thống quản lý bán hàng trong doanh nghiệp. Có thể nói, hệ thống quản lý bán hàng đang chiếm một vai trò cực kỳ quan trong quá trình vận hành của một doanh nghiệp. Hệ thống này không chỉ là thước đo của đội ngũ bán hàng mà còn là chiếc kim chỉ nam giúp cho doanh nghiệp ngày càng phát triển và lớn mạnh hơn.
Giải thích về quản lý bán hàng
Quản lý bán hàng hoạt động quản trị, kiểm soát của một cá nhân hay một tổ nhóm thuộc đội ngũ bán hàng của doanh nghiệp. Tùy thuộc vào quy mô mà doanh nghiệp có thể xây dựng đội ngũ quản lý bán hàng bởi 1 cá nhân hay 1 phòng ban giúp hỗ trợ trực tiếp cho đội ngũ bán hàng để cung cấp các dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp đến cho khách hàng một cách tốt nhất.
Không những thế bộ phận quản lý bán hàng còn hỗ trợ cho doanh nghiệp về nguồn lực bán hàng, chiến lược kinh doanh hay môi trường kinh doanh của doanh nghiệp.
Công việc của hệ thống quản lý bán hàng
Để giúp cho chủ doanh nghiệp có thể dễ dàng giám sát các hoạt động bán hàng của đội ngũ nhân viên thì nhiều doanh nghiệp đã xây dựng hệ thống quản lý bán hàng nhằm kiểm tra sự trung thực của nhân viên bán hàng trong quá trình cung cấp sản phẩm cho khách hàng của mình.
Vậy hệ thống quản lý bán hàng sẽ giám sát những công việc gì?
- Quản lý bán hàng sẽ là người tiếp nhận tất cả các đơn hàng được nhân viên bán hàng lên, đồng thời tiếp nhận các khoản đặt cọc của khách hàng cho đơn hàng đó.
- Các hóa đơn bán hàng của nhân viên bán hàng cũng sẽ được lưu trữ và tiếp nhận ở bộ phận quản lý bán hàng.
- Các dịch vụ hậu bán cũng được bộ phận quản lý bán hàng thực hiện như việc làm phiếu bảo hành cho đơn hàng cũng như lưu sổ các đơn hàng được bán ra.
- Ngoài ra, bộ phận quản lý bán hàng còn thực hiện kiểm kê số tiền bán hàng, công nợ với khách hàng và theo dõi tình trạng của hàng hóa còn tồn trong kho chứa của đơn vị hay doanh nghiệp.
- Và cuối cùng là thực hiện lập báo cáo, in báo cáo cho ban giám đốc hoặc các cấp quản lý cao hơn.
Vai trò của quản lý bán hàng
Quản lý bán hàng là đội ngũ dẫn dắt các nhân viên bán hàng để giúp cho nhân viên bán hàng có thể đạt được doanh số bán và giúp cho doanh nghiệp gia tăng được lợi nhuận trong quá trình hoạt động kinh doanh. Chính vì thế mà quản lý bán hàng đóng vai trò quan trọng trong khâu bán hàng của doanh nghiệp.
Không những thế, quản lý bán hàng còn là bộ phận quan trọng trong quá trình thực hiện các chiến dịch marketing của doanh nghiệp. Đội ngũ quản lý bán hàng sẽ xây dựng mối quan hệ với các đối tác để giúp cho doanh nghiệp có được nền tảng để phát triển lâu dài.
Đội ngũ quản lý bán hàng được xây dựng dựa trên những người bán hàng giỏi chính vì thế mà họ còn có thể tư vấn và thuyết phục khách hàng. Giải quyết các tình huống với các khách hàng khó tính, hướng dẫn, đào tạo đội ngũ nhân viên bán hàng về quy trình bán hàng của doanh nghiệp và tìm kiếm các đối tượng khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp của mình.
Quy trình quản lý bán hàng chi tiết cho doanh nghiệp
Để quản lý bán hàng một cách hiệu quả thì các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp có quy mô lớn cần phải sử dụng các phần mềm hỗ trợ để giúp cho các nhà lãnh đạo có thể kiểm soát hàng hóa, dòng tiền hay doanh số bán của bộ phận bán hàng. Vậy quy trình bán hàng chi tiết cho doanh nghiệp hiện nay như thế nào?
1. Báo giá sản phẩm và lên đơn hàng
Đầu tiên khi nhân viên bán hàng tiếp nhận nhu cầu mua sản phẩm, hàng hóa của khách hàng thì cần phải gửi báo giá chi tiết cho khách hàng. Sau khi khách hàng nhận được báo giá và quyết định mua thì nhân viên bán hàng sẽ thực hiện công việc lên đơn bán hàng trên máy tính.
2. Kiểm tra số lượng, chủng loại hàng hóa trong kho
Sau khi đơn bán hàng được gửi lên hệ thống thì bộ phận kho sẽ nhận được đơn hàng trên phần mềm sau đó kiểm tra chủng loại, số lượng hàng còn tồn trong kho. Nếu như trong kho còn tồn đủ số lượng, chủng loại hàng hóa thì đơn hàng sẽ được phê duyệt còn nếu như không đủ thì đơn hàng sẽ không được phê duyệt.
3. Xuất kho giao bàn giao khách hàng
Sau khi đơn hàng đã được phê duyệt bởi bộ phận kho thì thủ kho sẽ thực hiện làm công việc xuất kho hàng hóa và giao hàng cho khách hàng.
4. Thanh toán tiền hàng cho khách hàng
Và sau khi hàng đã được giao cho khách hàng thì quản lý bán hàng sẽ thực hiện nhiệm vụ thu tiền của khách hàng.
Hy vọng thông qua bài viết này của WinMap bạn có thể hiểu rõ hơn về quản lý bán hàng cũng như quy trình quản lý bán hàng của một doanh nghiệp.