/
/
“Hệ thống marketing ngang” tạo sự tăng trưởng vượt bậc cho doanh nghiệp

“Hệ thống marketing ngang” tạo sự tăng trưởng vượt bậc cho doanh nghiệp

Nôi dung chính

HMS hay còn được giới chuyên môn gọi với cái tên “ marketing theo chiều ngang” chắc hẳn nhiều người khi nghe qua cụm từ này sẽ cảm thấy khó hiểu và không biết marketing theo chiều ngang hay HMS là gì? Và để giúp cho bạn có thể hiểu rõ hơn về khái niệm HMS trong marketing thì bài viết này Winmap sẽ mang đến cho bạn những thông tin cơ bản về HMS cũng như cách áp dụng marketing theo chiều ngang đến giúp cho doanh nghiệp tăng trưởng vượt bậc trên thị trường. 

he-thong-marketing-ngang-tao-su-tang-truong-vuot-bac-cho-doanh-nghiep

Hệ thống marketing ngang (HMS) là gì?

HMS (Horizontal Marketing System) là một hệ thống marketing ở đó các doanh nghiệp tương đồng về lĩnh vực, quy mô có thể hợp lại để thúc đẩy quy mô doanh nghiệp phát triển. Các doanh nghiệp có sự tương đồng sẽ kết hợp sử dụng các nguồn lực như: marketing, phân phối, để khả năng tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp của mình. Với sức cạnh tranh mạnh mẽ của thị trường hiện nay thì hệ thống marketing theo chiều ngang đã trở nên phổ biến và được nhiều doanh nghiệp áp dụng.

Không những thế hệ thống marketing theo chiều ngang còn được các nhà sản xuất kết hợp với các nhà bán buôn và nhà bán lẻ để giúp tiết kiệm thời gian và giúp phát triển dự án chung được dễ dàng hơn. Johnson & Johnson và Google cùng tham gia vào hệ thống marketing chiều ngang để hợp tác tạo ra nền tảng phẫu thuật với sự hỗ trợ robot. Điều này sẽ giúp cho dự án phát triển của 2 công ty phát triển rộng hơn và giúp tiết kiệm chi phí hơn so với việc tách rời dự án cho mỗi công ty.

Ưu điểm và nhược điểm của hệ thống marketing ngang

Ưu điểm của hệ thống marketing ngang đó chính là giúp cho doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận được đến với nhiều đối tượng khách hàng.

Tuy nhiên, song song với đó thì marketing ngang cũng là hệ thống marketing phức tạp khiến cho doanh nghiệp khó có thể kiểm soát và có thể gây ra sự xung đột giữa các kênh marketing trong cùng hệ thống marketing ngang. 

Ví dụ như, khi IBM bắt đầu chiến dịch bán hàng trực tiếp qua thông qua phương tiện internet và qua điện thoại thì các cửa hàng bán lẻ máy tính trên thị trường cho rằng chiến dịch của IBM gây nên sự cạnh tranh không bình đẳng, gây ảnh hưởng đến doanh số bán của họ và họ đe dọa IBM rằng sẽ không bán hàng hoặc giảm lượng hàng bán của IBM.

Sự khác biệt giữa hệ thống marketing dọc và marketing ngang

Nói đến hệ thống marketing ngang thì chắc chắn nhiều người thắc mắc vậy liệu có hệ thống marketing dọc hay không và marketing dọc với marketing ngang có những điểm gì khác biệt? Hãy cùng xem sự khác biệt giữa 2 hệ thống marketing này nhé!

  • Đối tượng mục tiêu: Hệ thống marketing dọc chủ yếu tập trung thu hút các doanh nghiệp hoạt động trong cùng ngành nghề còn marketing ngang lại là hệ thống thu hút các doanh nghiệp cùng cấp kết hợp với nhau để đạt được quy mô về kinh tế.
  • Hệ thống marketing dọc bao gồm các nhà sản xuất, nhà bán buôn và nhà bán lẻ liên kết với nhau còn hệ thống marketing thì các đối tượng cùng cấp như các nhà sản xuất sẽ hợp tác với nhau, các nhà bán luôn kết hợp với nhà bán buôn khác và nhà bán lẻ sẽ kết hợp với nhà bán lẻ khác. 
  • Cơ hội hợp tác: Cơ hội hợp tác giữa các đối tượng trong hệ thống marketing ngang sẽ lớn hơn so với hệ thống marketing dọc vì các đối tượng trong hệ thống marketing ngang là cùng cấp nên mục tiêu của họ cũng có sự tương đồng nhất định.

“Hệ thống marketing ngang” tạo sự tăng trưởng vượt bậc cho doanh nghiệp

Hệ thống marketing theo chiều ngang là hệ thống marketing phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Với hệ thống marketing theo chiều ngang thì các công ty, doanh nghiệp hay đơn vị phân phối có thể hợp tác với nhau để thực hiện chung công việc phân phối sản phẩm. Việc hợp tác và liên kết này sẽ giúp cho các công ty có thể kết hợp về tài chính, nguồn lực để thúc đẩy hoạt động bán hàng một cách tốt hơn so với việc thực hiện một mình. 

Ví dụ sự kết hợp của thương hiệu trà Phúc Long với Winmart gần đây. Khi đến các điểm siêu thị bán lẻ của Winmart bạn có thể dễ dàng mua trà Phúc Long mà không cần phải đến các điểm bán hàng của hãng trà sữa Phúc Long. Điều này sẽ cho phép người tiêu dùng có thể vừa đi mua sắm vừa thưởng thức trà sữa mà không cần phải đi xa. 

Nếu như trước đây các doanh nghiệp chỉ áp dụng một kênh phân phối để cung cấp hàng hóa ra thị trường thì ngày nay với sự đa dạng hóa về đối tượng khách hàng mục tiêu thì ngày càng có nhiều công dụng sử dụng hệ thống kênh phân phối đa dạng hơn. Sử dụng hệ thống kênh phân phối kép sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể hướng tới nhiều phân khúc thị trường khác nhau. 

Hiện nay bạn có thể thấy, ngoài việc bán các sản phẩm thông qua các cửa hàng trực tiếp thì nhiều thương hiệu cũng đã đưa các sản phẩm của mình bán trên các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada để mở rộng đối tượng khách hàng, giúp cho người tiêu dùng có thể dễ dàng mua sắm thay vì đến tận cửa hàng như trước đây.

 

Tags:
Chia sẻ bài viết này
5/5 - (1 vote)
Bài viết phổ biến
Bài viết liên quan

Đăng ký
khóa huấn luyện

Nhận ngay bản đồ phát triển kênh phân phối toàn diện

Winmap Coach không đơn thuần chỉ về lý thuyết!

Sau khóa huấn luyện, bạn sẽ nhận ngay:

Giải pháp Công nghệ Winmap.
Phát triển Kênh Phân Phối Thần tốc.

giúp bạn thực thi ý tưởng (lý thuyết khóa huấn luyện) thành hiệu quả kinh doanh thực tế.

Giải pháp Công nghệ Winmap giúp bạn quản lý Kênh phân phối chặt chẽ, số liệu cụ thể minh bạch, thúc đẩy hiệu quả bán hàng từ 200% – 300% so với kết quả kinh doanh hiện tại.

Nhận ngay
Bộ giải pháp tổng thể

    * Vui lòng điền đầy đủ thông tin